Robot Nhật Bản vừa đáp xuống tiểu hành tinh và chụp những bức ảnh này

Một tổ chức nghiên cứu vũ trụ tại Nhật Bản vừa phóng thành công 2 robot thám hiểm lên trên một tiểu hành tinh.

screenshot-4.jpg
Dự án đưa robot lên thăm dò tiểu hành tinh Ryugu được tổ chức JAXA, cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không Nhật Bản tiến hành từ đầu tháng 7 năm nay. Vệ tinh Hayabusa 2 chứa hai robot thám hiểm MINERVA II1a và MINERVA II1b được phóng lên quan sát từ độ cao 20 km, sau đó giảm dần còn 6 km so với bề mặt tiểu hành tinh.
23b3936e000005782858828imagea33-1417615946773.jpg
Vệ tinh Hayabusa 2 có kích thước của một chiếc tủ lạnh vận hành bằng động cơ Ion, chuyển hóa từ năng lượng mặt trời bởi hai tấm pin cỡ lớn. Sau khi đạt được độ cao cần thiết, Hayabusa 2 tiến hành thả một viên đạn kim loại lên Ryugu với tốc độ gấp 6 lần vận tốc âm thanh. Mục đích là tạo một lỗ sâu trên bề mặt tiểu hành tinh và thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu. 
4e97b64c000005780imagea6-1532627945874.jpg
 Các bức ảnh được chụp từ khoảng cách 40 km so với tiểu hành tinh cho thấy bề mặt Ryugu ngổn ngang các vết lồi lõm, đá tảng và núi lửa.  
screenshot-8.jpg
Tiểu hành tinh được đặt tên là Ryugu vì xuất hiện những nét đứt gãy biến hình thể vuông vức vốn có thành một con xúc xắc. Theo tiến sĩ Yuichi Tsuda thuộc JAXA, hình dạng của thiên thể Ryugu giống như loại đá fluorite, gây khó khăn cho việc thăm dò và khai thác vật mẫu rất nhiều. 
ve-tinh.jpg
Ngày 23/9, hai robot viễn thám không gian MINERVA II1A và MINERVA II1B hạ cánh thành công xuống bề mặt Ryugu. Cả 2 đều trang bị camera góc rộng xoay chuyển được 60 đến 120 độ với khả năng chụp ảnh có kích thước 1.092 pixel. Robot còn được tích hợp bộ phát sóng radio một chiều, chuyển tư liệu về vệ tinh Hayabusa 2 tốc độ 4 Mbps.
screenshot-2.jpg
Bức ảnh chụp bởi robot con của MINERVA II1B là Rover-1B ngay sau khi tách khỏi Hayabusa 2. Bề mặt tiểu tinh cầu lúc này đang không được chiếu sáng bởi mặt trời. Ống kính của Robot tiếp tục quay chậm trên đường đáp xuống Ryugu.
screenshot-1.jpg
 Bức ảnh được chụp lúc Rover-1A đang xoay nhẹ nên bị mờ. Bên trên là robot Rover-1B đang rơi xuống bề mặt Ryugu. "Nhờ trục quay của tiểu hành tinh vuông góc với quỹ đạo, làm cho việc hạ cánh các robot dễ dàng hơn", tiến sĩ Yuichi Tsuda trả lời Cnet.
screenshot-3.jpg
Ryugu là một hành tinh kiểu C có chứa các dấu vết của nước và vật liệu hữu cơ, nó rất có khả năng là mảnh vỡ của một tinh cầu lớn hơn. Phân tích tiểu tinh cầu này giúp các nhà khoa học nghiên cứu được sự hình thành của hệ mặt trời 4,6 tỷ năm trước. Tháng 10 năm nay, JAXA dự định phóng lên một robot lớn hơn mang tên MASCOT cùng trang thiết bị hiện đại nhằm đem thêm nhiều mẫu vật về Trái Đất. 
476 views
 
Các tin khác
«   12  »